W.Minh Tuấn
Lời giới thiệu
Tôi dạy tiếng Việt ở trường đại học Ngoại ngữ Tokyo.
Lần đầu tiên khi ghé vào thư viện của trường, nằm ở thành phố Fuchu shi, Tokyo, tôi thấy cái tủ kính to bày ở phía tiền sảnh lối vào, bên trong có bày vài cuốn sách có vẻ sách cũ, sách cổ. Tôi ghé nhìn thử xem có gì hay, thì thật ngạc nhiên, thấy 1 cuốn sách có mấy chữ có vẻ tiếng Việt, cuốn sách rất cũ.
Tôi chú ý đọc kỹ 2 trang mà cuốn sách đó mở ra, thấy đó là từ điển Việt-Bồ-La của giáo sĩ Alexandres De Rhodes, xuất bản khoảng năm 1600, cách đây hơn 400 năm.
Từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ về giáo sĩ vĩ đại này, và dưới đây là các thông tin tôi tìm được về giáo sĩ.
Nếu không có ông, thì có lẽ người Việt chúng ta bây giờ không dùng chữ alphabet như ngày nay, mà vẫn dùng chữ Hán như ngày xưa.
Người Việt chúng ta phải cảm ơn vị giáo sĩ Alexandres De Rhodes nhiều lắm.
Đã đến lúc Nhà nước Việt Nam ta nên có quyết định vinh danh giáo sỹ Alexandes De Rhodes-người có công đầu tiên sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt ngày nay.
Nếu không có giáo sỹ Alexandes De Rhodes, thì có lẽ các nghị quyết của đảng ta ngày nay vẫn viết bằng chữ Hán đấy!!!
************************
Giáo sĩ Alexandes De Rhodes người Pháp, sinh năm 1593 tại Avinhon, Papal states-nay là Pháp, mất năm 1660 tại Iran.
Ông đến VN lần đầu tiên năm 1625 tại miền Nam Việt Nam, xứ Đàng Trong-chúa Nguyễn, để truyền đạo.
Ngày mồng 3 tháng 7 năm 1645, ông bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi VN, vì VN cũng cấm truyền đạo.
Ông đã sống ở Đàng trong (miền Nam) khoảng 5 năm 7 tháng, và sống ở Đàng Ngoài (miền Bắc) khoảng 3 năm 2 tháng.
Sau 6 tháng đến VN, ông đã học tiếng Việt và nói thông thạo tiếng Việt, một cậu bé trăn trâu đã dạy tiếng Việt cho ông, và bắt đầu truyền đạo bằng tiếng Việt.
Ông thấy người Việt nói tiếng Việt, nhưng phải dùng chữ Nôm, và chữ Hán để viết, rất bất tiện.
Ông đã nghĩ ra dùng các chữ cái la-tinh với các dấu để viết tiếng Việt, phát âm như tiếng Việt, nhưng viết dùng chữ la-tinh, al pha bét, rất tiện lợi hơn nhiều.
Sau ông, nhiều giáo sĩ khác phương Tây khác cũng đã tham gia, bổ sung, sửa chữa dần cho hoàn thiện như chữ viết tiếng Việt ta ngày nay.
Năm 1661, ông xuất bản cuốn Từ điển Việt-Bồ Đào Nha-Latinh đầu tiên, dày gần 500 trang. (Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum).
Trong cuốn Từ điển này, có in cùng cuốn Văn phạm Việt Nam ( Linguae Annamitiacae seu Tunchinensis Brevis Declaratio). Đây là cuôc sách ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên ở VN.
Về mặt lịch sử, ông đã viết cuốn Lịch sử xứ Bắc (Histoire du Royaume du Tonkin) bằng tiếng Ý năm 1650, và cuốn Hành trình và truyền giáo(Divers Voyages et Missions) bằng tiếng Pháp, năm 1651.
Trong cuốn Lịch sử xứ Bắc, ông nhận xét về Hà Nội (khi đó có tên là Kẻ Chợ) như sau:
“Thành phố Kẻ Chợ (Ca-cho) về diện tích có thể sánh ngang với nhiều thành phố Á châu; nó hơn phần nhiều các thành phố đó về dân số, nhất là những ngày mồng một, và ngày Rằm Âm lịch, là những ngày có phiên chợ, bán hàng, nhân dân các làng lân cận tuôn đến với hàng hóa, đông đúc vô cùng.
Nhiều đường phố tuy rất rộng rãi, vậy mà đông người chen lấn, thành ra có đi được một trăm bước cũng mất nửa giờ.
Mỗi phố buôn bán một thứ hàng riêng, và các phố ấy lại phân chia nhau thành các phường mà chỉ người trong phường mới được quyền mở hàng trong phường mình, kiểu như các Tổ hợp nghề nghiệp (corporations) ở các thành phố châu Âu”
Ông nhận xét về tục ăn trầu của người Việt như sau:
Nhân dân sở tại có tục ăn trầu cau (blau cau), nhà khá giả thì tôi, tớ hay người nhà têm trầu, người bình dân thì thường phải mua trầu têm sẵn ở ngoài. “Người ta đếm được tới 50 000 người bán trầu cau với giá rẻ, ở các địa điểm trong thành phố, do đó luận được số người dân mua tràu lớn lao vô kể”.
Về món ăn VN, ông nhận xét:
“Đã hẳn đất ở đây không sản xuất lúa mì, trái nho, dầu o-liu, nhưng đừng nên tưởng sống ở đây kham khổ. Họ có những thứ mà ta không có, do đó, bữa ăn của họ chẳng thua kém bữa ăn của người Âu. Họ không dùng quá nhiều thứ nước béo như ta, vì vậy mà họ khỏe mạnh hơn, và tránh được nhiều thứ bệnh mà ta thường mắc”.
“,,,nhiều hột tiêu bán cho người Tàu, nhiều tơ lụa dùng cả vào những việc thường như làm lưới đánh cá, hay đánh dây thuyền, nhiều đường xuất cảng sang Nhật, chỉ có 2 xu một nửa ki-lô, mà phẩm chất vẫn tốt, tuy không lọc trắng được bằng đường của chúng ta,,,. Mía thì rất nhiều và ngon, người ta ăn mía như ta ăn trái táo”.
Về quân sự của người Việt, ông nhận xét chúa Trịnh-miền Bắc, có khoảng 600 chiến thuyền, chúa Nguyễn-miền Nam có khoảng 200 chiến thuyền. Và người chèo thuyền không bị khinh rẻ như bên châu Âu. Người lính nào cũng coi trong việc chèo thuyền. Binh lính người Việt được trang bị súng trường, súng hỏa mai, và họ bắn rất giỏi.
Khi thao diễn, hay ra trận, các thuyền thường đi hàng ba, hoặc hàng năm, đều một mực, không thuyền nào nhô lên quá một thước.
Về quan hệ giữa người với người trong quân đội VN, ông nhận xét:
“Không bao giờ thấy có ai cãi cọ nhau, hay nói lời tức giận, khinh bỉ; không ai nghe họ đấu gươm, đổ máu bao giờ, thật khác hẳn với binh lính ở Tây Phương”.
“Dầu họ đánh giặc rất giỏi, coi thường mạng kẻ địch, nhưng đối với nhau, họ lại thương yêu nhau như anh em ruột, và không bao giờ tôi nghe thấy một người lính dùng khí giới đánh người đồng đội”.
Ông nói rằng trong người Việt Nam không có tệ thách đấu kiếm, đấu súng chết người như ở phương Tấy. Người Việt Nam nếu có mâu thuẫn, cãi nhau, thì thường dùng quan hệ bạn bè, hàng xóm láng giềng để giải quyết, chứ không dùng đấu súng, đấu gươm như ở phương Tây.
So sánh người Việt với người Trung Hoa, Giáo sĩ Alexandre De Rhodes nhận xét rằng người Việt không kiêu ngạo như người Trung Hoa, và dễ giao thiệp hơn người Trung Hoa.
Về nền giáo dục của người VN, ông nhận xét:
“Không một người dân nào, sang hay hèn, mà không cho con học chữ Hán ngay từ khi còn nhỏ, nhờ vậy, trong nước không ai là không có ít nhiều kiến thức, không ai bị dốt nát hoàn toàn”.
Sau Giáo sĩ Alexandre De Rhodes hơn 50 năm, một giáo sĩ khác tên là J.P. De Marini cũng nhận xét “bảy trường học và đại học đường công cộng, chia ra mỗi tỉnh một trường, ai có khiếu đều có thể vào học, số học sinh có khi lên đến 30.000 người”.
Về luật pháp của VN, ông Alexandre De Rhodes nhận xét:
“Công lý ở xứ này, theo ý tôi, cũng được trông coi hoàn hảo như bất cứ nước nào khác trên thế giới. Chính nhà Vua ban lương bổng cho các quan, và cấm họ không được lấy lợi lộc gì trong bất kỳ một vụ án nào, nhờ vậy, người dân không phải tốn kém gì khi phải bênh vực quyền lợi cho mình.
Vì thế nên không hề có các thứ giấy tờ, thể thức gây bao tốn kém và phiền phức như ở Tây phương. Nếu người dân ở đây biết cách thức làm việc ở các Tào án, và các thể thức phiền phức ở nước ta, thì không biết họ sẽ nói về ta như thế nào.”
Ông rất cảm phục một luật lệ bất thành văn ở VN, mà ông cho là tốt đẹp nhất, là : nếu người trong họ có điều gì xích mích cần giải quyết, thì trưởng họ sẽ xử lý, chứ không phải quan-tức tòa án.
“Nếu điều ấy có ở xứ ta, thì đã bớt được ¾ (ba phần tư) các vụ kiện.”
Ông cũng rất khen điều luật của VN là cấm người làm quan ở ngay quê của mình, cấm lấy vợ ở nơi mình làm quan, để giữ khách quan và thanh liêm cho quan.
Khi bị trục xuất ra khỏi VN vào ngày mồng 3 tháng 7 năm 1645, ông Alexandre De Rhodes đã viết như sau về tình cảm của ông với VN:
“Tôi từ giã xứ Nam bằng thể xác, nhưng chẳng phải bằng lòng trí, cả đối với xứ Bắc cũng vậy. Thật sự, tâm hồn tôi để trọn ở hai nơi ấy, và tôi tưởng không bao giờ lòng trí của tôi có thể rời khỏi đó.”
Năm 1660, khi 70 tuổi, ông mất tại Iraq, khi ông truyền đạo ở đó.///
Viet Nam and Iran tưởng niệm giáo sỹ Alexandre de Rhode
Tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes và không gian vinh danh chữ quốc ngữ được lập kế hoạch sẽ dựng tại Quảng Nam.
Chiều 9/4/2018, tại tọa đàm ở Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Viện trưởng Vinh danh chữ quốc ngữ và bảo tồn tiếng Việt) cho biết, ông đang vận động tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về chữ quốc ngữ.
Hội thảo dự kiến diễn ra ngày 28/12/2018 tại Đà Nẵng, dịp kỷ niệm vua Khải Định ra chiếu bỏ chữ Hán, dùng quốc ngữ (28/12/1918). Hàng trăm học giả trong nước và thế giới sẽ được mời dự nhằm phân tích rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ. “Đây là dịp vinh danh giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người có công lớn sáng tạo ra chữ quốc ngữ”, giáo sư Hưng bày tỏ.
Tại buổi lễ đó, giáo sư Hưng nói sự ra đời và phổ biến chữ quốc ngữ có công sức của nhiều thế hệ, từ các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, cộng tác viên người Việt đến các học giả Trương Vĩnh Ký, Lương Đình Của, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Xuân Hãn, Hữu Đang…
“Nhưng công đầu thuộc về cha Alexandre de Rhodes. Năm 1651, dựa theo công trình của các giáo sĩ Bồ Đào Nha trước đó, ngài bổ sung và hoàn thiện, cho ra đời tại Roma cuốn từ điển Việt Bồ La, là công bố khoa học đầu tiên của chữ quốc ngữ, dùng ký tự Latinh ghi âm tiếng Việt. Đây là nỗ lực khổ luyện cá nhân hiếm có của ngài”, giáo sư Hưng nói trước mộ Alexandre de Rhodes.
Tại tọa đàm, các đại biểu được xem đoạn phim tài liệu ngắn về sự kiện dựng bia tri ân Alexandre de Rhodes tại nghĩa trang Armenia, thành phố Isfahan, Iran cuối năm 2018.
Trong phim, hai tấm bia đá được nhóm trí thức người Việt làm ở Quảng Nam, khắc dòng chữ bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Iran: “Tri ân cha Alexandre de Rhodes có đóng góp to lớn trong việc tạo tác chữ Quốc ngữ – chữ Việt viết theo ký tự Latinh”.