Ngồi nhiều rất có hại cho sức khỏe

General Mc Arthur, why not stand up?

W.Minh Tuan (Tổng hợp từ các báo)

Ngồi quá nhiều trong thời gian dài có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, và gia tăng nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như tim mạch, thoái hóa, mắt, xương khớp.

Ngồi lâu hàng giờ liền là một thói quen không tốt tới sức khỏe. Theo một nghiên cứu cho thấy 50-70% số người dành 6 giờ hoặc hơn cho việc ngồi trong một ngày. Ngồi quá nhiều sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp, tiêu hóa, mắt,…

1-Ngồi nhiều dẫn đến bệnh tim mạch

Ngồi nhiều là nguyên nhân dẫn tới những bệnh tim mạch như: cao huyết áp, tắc động mạnh vành, ứng đọng ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động, suy tim,…

Để phòng tránh những bệnh này do ngồi nhiều, sau mỗi giờ làm việc cần tập thể dục một cách hợp lý. Thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại, vươn vai, xoa bóp từ cẳng chân đến đùi. Tư thế ngồi trên ghế hãy để hai chân sát xuống mặt đất, thân gấp với đùi một góc 135 độ và nhắm mắt thả lỏng người.
    2-Bệnh xương khớp-Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
Khi ngồi quá lâu, trọng lượng của nửa trên cơ thể sẽ dồn về cột sống và điểm chịu áp lực lớn nhất là cổ, lưng, đốt sống thắt lưng. Do đó, người bệnh thường có cảm giác đau mỏi cơ vai gáy thắt lưng, chuột rút, thậm chí là hoa mắt, đau đầu.

Ngoài ra, khi vùng đốt sống bị tỳ đè nhiều làm tăng áp lực, đẩy các đĩa đệm ra làm cho tổ chức đệm phù nề, lâu dần dẫn tới xơ hóa và chèn ép các rễ thần kinh, gây ra đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa thường đau một bên rồi lan từ mông xuống tới khoe và cẳng chân.

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống, và thoát vị đãi đệm, cần tập thể dục một cách hợp lý và hiệu quả. Bơi lội là lựa chọn hợp lý nhất cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì cần điều trị ngay bằng thuốc giảm đau và kết hợp với vật lý trị liệu. Nếu trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép.
    3. Gout
Bệnh gout thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Người bệnh cảm thấy đau nhức nhiều khi nghỉ ngơi, đau tăng khi hoạt động. Nguyên nhân là do tăng acid uric trong máu và lắng đọng ở ngón cái, gót chân và ngón út.

Người bệnh cần ăn kiêng các loại thịt đỏ như thịt chó, đùi gà, thịt lợn, thịt bò,… và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Đồng thời cần uống nhiều nước và vận động một cách hợp lý.
    4. Loãng xương
Hạn chế vận động, ngồi nhiều sẽ gây ra hội chứng xương yếu, giòn, thoái hóa xương và dễ gãy. Thường gặp nhất ở những người làm việc văn phòng. Nguyên nhân là do xương bị mất khoáng chất, đặc biệt là canxi.

Đối với những người trên độ tuổi 35, xương bắt đầu suy giảm mật độ nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung canxi cần thiết. Lượng canxi dự trữ trong xương sẽ được sử dụng thay thế và dẫn tới tình trạng mất xương, loãng xương và thậm chí là gãy xương.
    5. Bệnh tiêu hóa
Khi ngồi nhiều, hạn chế vận động sẽ làm cho nhu động ruột và dịch tiết dạ dày, ruột giảm. Do đó, thức ăn sẽ không được lên men, hấp thu làm cho dạ dày chướng hơi, đầy bụng. Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, thậm chí là viêm dạ dày ruột, viêm tụy gây tình trạng táo bón, ỉa chảy.

Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ, sa trực tràng. Vì vậy, cần có chế độ ăn hợp lý, thường xuyên vận động để tăng nhu động ruột. Thành phần trong bữa phải có đủ chất đạm, chất xơ, đường, mỡ để tránh tình trạng táo bón. Hạn chế các chất kích thích như cay, dấm ớt, chua, rượu bia và nước có ga.

Ngoài ra, ngồi nhiều thường xuyên, không vận động sẽ dẫn tới béo phì do ứ đọng, tích tụ mỡ, nhất là vùng eo, bụng. Để giải phóng lượng mỡ dư thừa do ngồi nhiều béo phì, cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế ngồi lâu để đốt cháy mỡ trong cơ thể.
    6. Bệnh tiết niệu
Nhân viên văn phòng thường có thói quen nhịn tiểu, ngồi nhiều làm cho nước tiểu bị lắng đọng, dẫn tới những bệnh về hệ tiết niệu như: sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,…

Để phòng ngừa những bệnh về hệ tiết niệu, cần thường xuyên vệ sinh đường sinh dục, uống nhiều nước và luyện tập thường xuyên, đặc biệt là không được nhịn tiểu.

Tóm lại, ngồi nhiều ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, ngồi nhiều đau lưng, béo phì và các bệnh tiêu hóa như táo bón. Sau đó, là tăng nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như thoái hóa, thoát vị đốt sống, loãng xương, các bệnh tim mạch,…

Vì vậy, những người phải làm việc trong điều kiện phải ngồi lâu, nhất là những người làm việc văn phòng cần có một chế độ luyện tập, kết hợp với chế độ ăn hợp lý.

Đơn giản nhất là bạn hãy đứng lên sau khonagr 30 phút ngồi làm việc, đi lại trong phòng vài phút, làm vài việc lặt vặt như phơi quần áo, quét dọn nhà, lầy cái này, cất cái kia,,,cũng rất tốt cho sức khỏe.

Và sau 1 ngày làm việc ngồi nhiều, hãy đi thảo bộ ra ngoài khoảng 1 tiếng, và có chế độ tập thể dục buổi sáng, chạy mỗi tuần 1, 2 lần vài km.

Nếu bạn làm được như thế, bạn không cần bệnh viện, không cần bác sỹ, bạn vẫn khỏe mạnh dù làm việc ngồi nhiều.///