W.Minh Tuấn
Cái chân lý “Thắng không kiêu, bại không nản” đúng trong mọi cuộc chiến tranh. Khi 1 bên thắng dễ sinh ra kiêu căng, coi thường kẻ địch, chủ quan, khinh địch, đánh giá thấp kẻ địch, và khi đó rất dễ bị thất bại.
Và khi 1 bên bị thất bại tạm thời, thì dễ sinh ra chán nản, thất vọng, mất hết mọi tinh thần chiến đấu, mất hết mọi nhuệ khí, và khi đó sự thất bại hoàn toàn sẽ rất dễ xảy ra.
Trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược hơn 2000 năm của người Việt Nam ta, bài học “Thắng không kiêu, bại không nản” luôn nóng hổi, luôn chứng minh tính đúng đắn của nó.
Trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ nhất năm 1257-1258, trong thời gian đầu, quân Đại Việt ta luôn luôn thua trận, khi đó vua Trần có ý nản chí, có định đầu hàng quân Nguyên.
Nhưng tướng Trần Thủ Độ đã bình tĩnh trả lời vua Trần: “Đầu thần chưa rơi thì bệ hạ đừng lo”.
Từ đó vua Trần hết nản chí, lại lấy lại được dũng khí, chỉ đạo quân dân nhà Trần đánh thắng quân Nguyên.
Đến lần quân Nguyên xâm lược Việt Nam ta lần thứ hai, năm 1284-1285, trước thế giặc Nguyên rất mạnh, vua Trần lại có ý nản chí, muốn hàng quân Nguyên.
Nhưng tướng Trần Hưng Đạo đã hùng dũng trả lời:
“Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu thần trước đã”.
Từ đó, vua Trần lại lấy lại được lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, và từ đó, chỉ đạo quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai, và sau đó, lần thứ ba.
Về chiến thắng sinh kiêu, thì trong cuộc chiến tranh chống quân Minh cảu vua Lê Lợi, có nhiêu ví dụ rất hay. Tướng Nguyễn Xí và Đinh Lễ chủ quan khinh địch, tự đưa 500 quân bản bộ tiến đánh quân Minh, nên cả hai bị bắt.
Khi đó, nhiều tướng xin vua Lê Lợi cử quân đi cứu, nhưng vua Lê Lợi nói không được, hãy để cho 2 tướng Đinh Lễ, Nguyễn Xí , và tướng sĩ khác tự thấy được bài học “Thắng không kiêu, bại không nản”.
Tướng Đinh Lễ bị quân Minh giết, tướng Nguyễn Xí trá hàng sau đó bỏ trốn thoát về. Khi đó vua Lê Lợi mới cho tướng Nguyễn Xí lập công chuộc tội. Từ đó, tướng Nguyễn Xí, và các tướng lĩnh nhà Lê khác không còn dám “chủ quan khinh địch” nữa.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam chống lại sự can thiệp của người Mỹ, phía Việt Nam cộng sản cũng rất nhiều lần phạm lỗi lầm “Thắng không kiêu, bại không nản”, chiến thắng sinh kiêu căng, thất bại sinh nản chí.
Trong trận Thượng Đức năm 1974, tướng Hoàng Đan nhớ lại thời kỳ đầu của chiến dịch Thượng Đức, quân cộng sản Việt Nam đã sinh kiêu căng, coi thường quân Sài Gòn, nên gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu.
Tướng Phạm Xuân Thệ, khi đó là trung đoàn phó tham gia trận Thượng Đức, cũng nhớ lại có nhiều bộ đội cộng sản bị thương vong vì bệnh “chủ quan, khinh địch” của cấp chỉ huy.
Trong cuộc chiến tranh của người Ukraine chống quân xâm lược Nga hiện nay, người Ukraine thời gian đầu hầu như không biết đánh nhau, và bị thua nhiều, và đã sinh ra sự chán nản, có tâm trạng bi quan.
Trong tháng 2, tháng 3 năm 2022, khi hơn 2000 xe tăng quân Nga dàn hàng dài hơn 50 km tiến vào Ukraine, quân Ukraine đã không hề biết tổ chức đánh chặn, chia cắt, tập hậu, khóa đuôi đàn xe tăng dài lê thê đó. Chỉ bởi vì người Ukraine khi đó có tâm lý thất bại, không có tinh thần chiến đấu.
Đến nay, tháng 5 năm 2023, người Ukraine đã dần dần rút kinh nghiệm, đã chiến đấu ngày cảng giỏi hơn, ngày cảng thông minh hơn, và ngày càng dũng cảm hơn.
Cuộc chiến đấu ở Bakhmut hiện nay cho thấy người Ukraine đã biết cách chiến đấu “Thắng không kiêu, bại không nản”, dù chiến thắng cũng không được chủ quan khinh địch, dù thất bại cũng không nản chí.
Trong chiến tranh, “thắng-thua” là điều bình thường. Quan trọng nhất là trận chiến đấu cuối cùng, có tính quyết định, thì phải chiến thắng.
Người Ukraine có chính nghĩa chống quân xâm lược, và có sự hậu thuẫn, ủng hộ của cả thế giới yêu chuộng hòa bình.
Quân xâm lược Nga dù mạnh, nhưng không có chính nghĩa, vì là kẻ xâm lược, nên tinh thần chiến đấu không dũng cảm, không quyết tâm, không bền bỉ, dẻo dai như người Ukraine.
Đó là lợi thế rất lớn cho quân đội Ukraine.
Nhưng dù cả thế giới đang ủng hộ quân Ukraine cả về vật chất, vũ khí, đạn dược, lẫn tinh thần, thì người quyết định chiến tranh vẫn là người Ukraine.
Người Mỹ, người Anh, Pháp, Đức,,,có thể gửi vũ khí cho người Ukraine, nhưng không thể quyết định được tính thắng-thua cua cuộc chiến tranh Ukraine.
Các vũ khí do các nước giúp đỡ Ukraine dù tối tân, dù nhiều, dù mạnh, nhưng không thể thay thế được chính người lính và người chỉ huy Ukraine trên chiến trường.
Chỉ người Ukraine quyết định được họ có chiến thắng hay không.
Chỉ người Ukraine có thể tự viết nên lịch sử của chính họ.
Không có ai viết thay cho người Ukraine về lịch sử của chính người Ukraine.///